Du lịch Chùa Hương 1 ngày Du lịch Tây thiên 1 ngày Du lịch Tràng An Bái Đính 1 ngày Tour du lịch Tây Thiên 1 ngày giá siêu rẻ tại Hà Nội: Điểm tham quan trong Tour Chùa Thầy - Chùa Tây Phương 1 ngày

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Điểm tham quan trong Tour Chùa Thầy - Chùa Tây Phương 1 ngày

Apro Travel xin chia sẻ đến bạn tour du lịch chùa Tây Phương cùng với các địa điểm cầu bình an vào những ngày cuối năm hoặc đầu năm. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn dịch vụ đặt tour du lịch lễ hội chùa Tây Thiên giá rẻ nhất hiện nay để bạn có được một chuyến đi tiết kiệm chi phí chi tiêu nhất hiện nay


Sau đây là những địa điểm tham quan trong tour du lịch Tây Thiên.

1. Chùa Thầy


Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây là một ngôi chùa gắn liền với tên tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học và chữa bệnh cho dân, đồng thời cũng là người tổ chức, sáng lập ra môn đá cầu, đánh vật và múa rối nước.

Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.

Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.

Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.

Phía dưới là tượng thiền sư nhập định trên tòa sen vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoác áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của tòa bảo điện là tượng toàn thân của thiền sư. Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song là tượng thiền sư đã hóa kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng.

Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống.

Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh bắt đầu con đường tu hành của mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ. Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải dò từng bước một và phải vịn vào nhau . Đi ngược lên phía trên là đến đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bò âm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.

Ngoài ra, du khách sẽ thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này.

Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Đang vào mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội đông vui, sôi nổi.

2. Chùa Tây Phương:


Nằm cách trung tâm Hà Nội gần 40km về phía Tây, chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá; Thạch Thất (Hà Nội) tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu. Đây là ngôi chùa cổ vào bậc nhất ở nước ta với nhiều tượng phật đặc biệt quý hiếm.

Chỉ chưa đầy một giờ chạy xe từ trung tâm Hà Nội, chúng tôi đã có mặt ở cổng chùa. Khác với không khí náo nhiệt ngày hội chính, chùa Tây Phương bình yên đến tĩnh lặng trong ngày thường. Cũng với 239 bậc đá ong thường nhật nhưng con đường dẫn lên chùa hôm nay như rộng rãi và thơ mộng hơn vì vắng vẻ. Hai bên đường cây cối xanh um tỏa bóng xuống che mát cho du khách đến vãn cảnh chùa. Ở đây, người ta vẫn có thể bắt gặp những loài cây đặc trưng của vùng gò đồi bán sơn địa như cây mây, cây trám, bồ quân, sắn thuyền hay núc nác… Và tre xanh là loài cây không thể vắng bóng bên những bậc đá ong cổ kính dẫn lên ngôi chùa đã ngàn năm tuổi.

Mặc dù là một địa danh nổi tiếng với nhiều du khách trong và ngoài nước, nhưng chùa Tây Phương vẫn giữ cho mình nét đặc trưng không bị "lai căng” như nhiều ngôi chùa hoặc danh lam thắng cảnh khác. Trong lúc những di tích khác như chùa Trăm Gian, chùa Đậu đang bị trùng tu "làm mới” thì thật đáng mừng, chùa Tây Phương vẫn giữ cho mình dáng vẻ tôn nghiêm cổ kính như thưở ban đầu. Bên trong chùa, những pho tượng phật có niên đại nhiều thế kỷ đã làm nên "thương hiệu” cho "Tây Phương cổ tự”. Ngắm những pho tượng nơi đây, chắc hẳn không ai không nhớ đến bài thơ nổi tiếng "Các vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy Cận. Thế giới tượng phật nơi đây vô cùng sinh động, đấy là hình ảnh thu nhỏ của xã hội loài người với đầy đủ "hỉ, nộ, ái, ố” và triết lý nhân sinh của đạo Phật, chùa có lối kiến trúc hình chữ Tam giống như nhiều ngôi chùa khác. Nhưng điều độc đáo ở đây là chùa được xây bằng loại gạch nung không trát vữa nên tạo vẻ đơn sơ thô mộc nhưng vẫn rất tinh tế, đặc biệt những ô cửa sổ tròn mang triết lý "sắc sắc không không”. Mái ngói được thiết kế hai tầng theo kiểu chồng hộp diêm độc đáo cùng những góc đao cong hướng lên trời, nội thất được chạm trổ cầu kỳ và hết sức tinh tế do các nghệ nhân làng mộc Chàng Sơn nổi tiếng vùng này thực hiện. Khuôn viên chùa rộng rãi lại được những tán cây xanh bao phủ, nên luôn tạo ra cho du khách cảm giác bình yên khi trở về đất Phật. Ngay cả trong mùa lễ hội, chùa Tây Phương cũng không xô bồ, ồn ã như nhiều điểm du lịch tâm linh khác.

Người dân nơi đây có câu hát để nhắc nhớ ngày chùa Tây Phương mở hội: Nhớ ngày mùng sáu tháng ba/ Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây…
Đến nơi đây, chúng tôi được thưởng thức đặc sản nổi tiếng của vùng đất này, đó là bánh tẻ Cầu Liêu và chè lam Thạch Xá. Cầu Liêu là chính thôn xóm nơi ngôi chùa cổ này tọa lạc, nhưng còn chè lam chính hiệu Thạch Xá thì phải đi xa hơn. Theo một bà cụ bán hàng trước cổng chùa, muốn có được chè lam thửa đặc biệt thì người mua phải mất công chạy xe đi thêm khoảng mươi phút nữa để tới làng Thạch, ở đấy mới có món chè lam "chính hiệu”. Các sạp hàng quanh chùa Tây Phương cũng bày bán rất nhiều nhưng không phải loại đặc biệt, thậm chí còn không phải là sản phẩm của người dân nghề làng Thạch. Ngoài ra, còn một "đặc sản” khác, đó là những chú chuồn chuồn được làm thủ công bằng chất liệu tre truyền thống. Với đôi tay thoăn thoắt, những người dân sống quanh chùa làm ra những con chuồn chuồn tre màu sắc bắt mắt và có thể đậu thăng bằng trên nhiều vị trí. "Đặc sản” này đã mang hình bóng chùa Tây Phương theo chân nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hãy đến với du lịch Apro để đặt tour du lịch chùa Tây Thiên với mức giá ưu đãi nhất hiện nay cùng với đó là nhiều khuyến mãi hấp dẫn khác từ phía chúng tôi, đảm bảo cho bạn một chuyến đi thật sự vui vẻ và an toàn.
Cùng Apro travel và tour du lịch lễ hội để có thể có được một dịch vụ du lịch an toàn, chất lượng và giá rẻ nhất hiện nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét