Du lịch Chùa Hương 1 ngày Du lịch Tây thiên 1 ngày Du lịch Tràng An Bái Đính 1 ngày Tour du lịch Tây Thiên 1 ngày giá siêu rẻ tại Hà Nội

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Giới thiệu về khu du lịch Tây thiên Tam Đảo


Có thể gọi Tam Đảo là miền biển mây, bởi vùng núi non này luôn ngập tràn mây trắng. Nói đến Tam Đảo là nói đến mây trắng. Và thấp thoáng giữa vùng trắng mờ ảo là ba ngọn núi nhô lên Bàn Thạch (1388m), Thiên Nhị (1375m) và Phù Nghĩa (1400m). Đứng giữa đất trời, nhìn ba "hòn đảo" trồi lên khỏi đám "sóng mây" ta mới thấy ai đặt ra cái tên Tam Đảo mới đắt làm sao.
Nằm cách Hà Nội 86km, trên độ cao trung bình 900m, Tam Đảo được ví như "Đà Lạt xứ Bắc". Con đường từ chân núi uốn lượn, trải dài 11km đường dốc, qua hồ Xạ Hương, núi Bò, dốc Sến, Đền Mẫu Thượng Ngàn, Đức Thánh Trần, dốc Cổng Trời dẫn thẳng lên trung tâm thị trấn.
1. Khu du lịch Tam Đảo
Khu du lịch Tam Đảo nằm chủ yếu tại thôn 1 và 1 phần của thôn 2 (Khu nghỉ dưỡng cao cấp Belvedere Resort).

Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo.


Khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18oC – 25oC. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27oC – 38oC thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông.


Khu du lịch nhỏ bé, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Cái tên Tam Đảo có được là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn (1.388m), Thiên Thị (1.375m) và Phù Nghĩa(1.400m) nhô lên trên biển mây. Đứng giữa đất trời, nhìn ba "hòn đảo" nhấp nhô lên trên đám "sóng mây", ta mới hiểu vì sao vùng đất mát mẻ này có tên là Tam Đảo.


Khu du lịch Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một "đô thị" trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tòa biệt thự ngày xưa chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa...


Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho bạn nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi bạn vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có 1 cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực, không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.
2. Khu du tích danh thắng Tây Thiên

Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Có đôi câu đối ở đây đã viết rằng:

“Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng

Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp”.

Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên là một sự Đến hay Trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi Cổ tự, Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thủy. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xóa như dải ngân hàng vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình.

Từ xa, du khách đã nhìn thấy Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác và là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.

Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có cảnh quan sơn thủy hữu tình, địa thế “long chầu, hổ phục”… đã biến Tây Thiên thành điểm du lịch tâm linh ít nơi nào sánh kịp. Tây thiên đã và đang được trùng tu tôn tạo hệ thống đền, chùa, thảo am… từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có.

Du lịch Tây Thiên Tam đảo với các mùa trong năm


Tam Đảo là một điểm đến hấp dẫn mà bạn có thể đi bất cứ vào mùa nào trong năm.

Mùa xuân
Là mùa lễ hội ở Tây Thiên. Đến với Tam Đảo vào dịp này, ngoài việc cầu may, cầu tài lộc; các bạn còn có thể hòa mình vào không khí lễ hội đầu xuân với rất nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng.



Mùa hè

Là mùa nghỉ mát và là cũng là thời điểm thích hợp để đi du lịch. Vào dịp cuối hè, sau khi đã tham gia nhiều chương trình tham quan du lịch biển dài ngày thì đây là lúc lên Tam Đảo để tận hưởng cảm giác thanh bình trước thắng cảnh núi rừng kỳ vĩ.

Mùa thu và mùa đông

Đây là lúc công việc khá gấp rút cho việc tổng kết cuối năm và cũng là lúc thời tiết đã chuyển lạnh. Không còn gì thích hợp hơn việc dành ra ngày cuối tuần của mình để lên Tam Đảo hít thở không khí trong lành của núi rừng, thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày để có thể trở lại làm việc với một năng suất cao nhất.

Cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc


Hôm nay du lịch Apro chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn nên chuẩn bị những gì khi đi du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc

1. Về chuẩn bị trang phục:


- Nếu muốn pose được những khuôn hình đẹp, tốt nhất giữa cảnh núi rừng, bạn không nên mặc áo trắng, nâu, xanh lá cây. Màu sắc hợp nhất có lẽ là cam, đỏ, xanh blue hoặc tím
- Bạn nên chuẩn bị 2 loại giầy dép (nếu muốn đi giày cao gót để pose hình), và nhất thiết phải có 1 đôi giầy thể thao (nếu có ý định leo tháp truyền hình, hoặc lên cổng trời, hoặc đi bộ vào rừng), hoặc 1 đôi dép tông cũng được
- Bạn nên mặc quần short, quần lửng, quần dài thay vì mặc váy (mặc váy ở đây chỉ đẹp mà không tiện). Nếu bạn nào thích diện để pose hình thì nên mang theo, còn khi leo trèo thì nên mặc quần [Big Grin]
- Bạn cần có một áo khoác mỏng (dạng cotton dài tay để mặc vào ban đêm và sáng sớm) đó là bạn đi vào mùa hè, còn mùa đông, mình nghĩ sẽ là áo phao.

2. Vật dụng cá nhân:


- Khăn ướt ( cần thiết khi bạn leo núi)
- Một vài chai nước khoáng ( nước khoáng lavie hoặc aquafina ở TĐ rất dễ uống phải đồ rởm, mà lại đắt). Mình uống phải 2 chai có mùi hôi rồi
- Kem bôi phòng côn trùng cắn ( chồng mình bị côn trùng tè bậy - rất rát - ở đó tiệm thuốc Tây đi hơi xa.

Lựa chọn phương tiện nào đi Tam Đảo

Tam Đảo cách Hà Nội khoảng 80km theo đường Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Đường khá đẹp và dễ đi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong việc đi lại, chỉ có một đoạn leo núi lên Tam Đảo thì bạn phải cẩn thận hơn vì đường lên dốc và nhiều khúc cua.

Phương tiện cá nhân:


Đi bằng xe máy: Bạn hoàn toàn có thể tự đi lên Tam Đảo một cách dễ dàng mà chỉ mất tầm 2 tiếng.

Bạn đi hết đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) thì rẽ phải đến Phạm Văn Đồng rồi tiếp tục đi thẳng tới chân cầu Thăng Long. Hãy rẽ phải để đi vào làn đường xe máy (không đi thẳng lên cầu vì cầu Thăng Long chỉ cho ô tô, cấm xe máy đi)

Bạn tiếp tục đi thẳng theo con đường nhỏ dưới chân cầu để qua bên kia sông. Sau khi qua bên kia cầu, bạn đi tiếp đến Nội Bài. Khi cách Nội Bài 2 km thì rẽ trái vào Quốc lộ 2 (đường đi thành phố Vĩnh Yên).

Bạn tiếp tục đi thêm khoảng 20 km đến đoạn cuối thành phố Vĩnh Yên rồi rẽ phải vào Quốc lộ 2B. Cuối đường Quốc lộ 2B là lối vào Tam Đảo. Từ đây đường đi dốc, các khúc cua tay áo, các bạn nên đi số 1(2) ở các đoạn lên dốc để tránh bị chết máy dọc đường, bấm còi đối với các đoạn khuất tầm nhìn và nên bật đèn pha; khi lên cao sẽ có sương mù che mất lối đi và khuất tầm nhìn.

Lưu ý: nhớ mang theo giấy tờ đầy đủ, xe có lắp gương chiếu hậu, kiểm tra phanh trước, sau và thực hiện việc lái xe an toàn trên suốt chặng đường đi (đặc biệt các đoạn dốc cua).





Đi bằng ô tô: Từ Hà Nội đi theo hướng Hà Nội – Nội Bài (qua cầu Thăng Long). Đến ngã tư qua soát vé để vào NB thì rẽ trái để đi cao tốc Lào Cai. Sau khi nhập vào cao tốc, đoạn rẽ xuống đầu tiên là khu công nghiệp Bình Xuyên thì bỏ qua đi thẳng đến đoạn xuống thứ 2 (lối xuống Vĩnh Yên). Tại đây có bảng hướng dẫn cụ thể đường đi Tam Đảo (đi theo QL2B có dải phân cách, đến gần sân golf, đường nhỏ hơn và phải leo dốc tầm 12km để lên thị trấn Tam Đảo)


Phương tiện công cộng:



Đi bằng xe buýt đường dài: Xe NEWWAY chạy lúc 6 rưỡi tại số 32 Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng hoặc lúc 7h00 tại số 122 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chuyến xe từ Tam Đảo về Hà Nội lúc 3 đến 4 giờ chiều. Vé xe bán ngay tại điểm bắt xe hoặc bạn có thể gọi điện để đặt vé theo số: (04)3.565.4898.

Giá vé khứ hồi khoảng 180.000 -250.000/người. Có dịch vụ gửi xe miễn phí tại các điểm đón khách.

Đi bằng xe buýt tuyến ngắn từ Hà Nội:

Bắt xe 07 ở điểm trung chuyển Cầu Giấy, hoặc đi xe 58 từ trung chuyển Long Biên đến Mê Linh Plaza.
Tại Mê Linh Plaza, bạn bắt xe 01 của Vĩnh Phúc, cứ 20 phút lại có 1 chuyến xe, xe đi đến bến xe mới Vĩnh Yên.
Từ bến xe mới Vĩnh Yên, bắt tiếp xe 07 của Vĩnh Phúc, bạn nói với tài xế cho xuống chỗ để lên Tam Đảo.
Từ đây, bắt tiếp xe ôm để đến trung tâm Tam Đảo (cách khoảng 17km).
Xe khách, taxi:

Từ bến xe Mỹ Đình, bắt xe khách đi Vĩnh Yên (có khá nhiều xe đi tuyến này)
Từ bến xe Vĩnh Yên, bắt taxi đi Tam Đảo (chi phí taxi từ Vĩnh Yên lên Tam Đảo khoảng 350k/chiều).
Về phương tiện công cộng, loca khuyến nghị các bạn nên sử dụng phương tiện cá nhân (trường hợp đi xe máy nên để các bạn nam lái xe) hoặc đi xe bus đường dài lên thẳng Tam Đảo (tránh việc phải chuyển tuyến nhiều lần, hay chi phí taxi và xe ôm đắt đỏ).

Du lịch Tây Thiên thì đi mùa nào đẹp nhất

Danh thắng Tây Thiên – Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội hơn 70km nên chúng ta có thể trong 1 hoặc 2 ngày rất thích hợp đi vào dịp cuối tuần. Chúng ta có thể lên Tây Thiên vào tất cả các mùa, mỗi một mùa đều có 1 điều thú vị khác nhau.

- Mùa xuân: là mùa lễ hội, cầu may, cầu tài lộc đầu năm, rất nhiều các tín đồ, tăng ni phật tử , khách thập phương hội tụ về Tây Thiên để cầu may mắn, tài lộc. Đến với Tây Thiên vào dịp này bạn ngoài việc cầu may, cầu tài lộc, may mắn các bạn còn có thể hòa mình vào không khí lễ hội đầu xuân nơi đây với rất nhiều những hoạt động văn hóa đặc trưng.



- Mùa hè: là mùa nghỉ ngơi của người Việt Nam, thời điểm thích hợp để đi du lịch, vào dịp cuối hè sau khi đã tham gia nhiều chương trình tham quan du lịch biển, dài ngày thì đây là lúc lên Tây Thiên để tận hưởng cảm giác thanh bình cùng tĩnh tâm với không khí thanh bình của nơi thánh địa bậc nhất của đạo Phật và cùng dự lễ sám hối tại thiền viện trúc lâm Tây Thiên để có một tâm lý thoải mái nhanh chóng bắt nhịp lại với công việc thường ngày.

- Mùa thu và mùa đông: đây là lúc công việc khá gấp rút cho việc tổng kết cuối năm và cũng là lúc thời tiết đã se lạnh , không còn gì thích hợp hơn khi mà có thể dành 1, 2 ngày cuối tuần của mình để lên Tây Thiên hít thở không khí trong lành của núi rừng, cùng thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày, để có thể trở lại làm việc với một năng suất cao nhất.

Rất mong qua chia sẻ của Join Nguyễn bạn sẽ lựa chọn được thời điểm đi du lịch Tây Thiên Tam Đảo phù hợp nhất với mình ^^

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Thiên cho bạn

Nói đến lễ hội miền bắc không ai là không biết lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng và lễ hội chùa Bái Đính. Nhưng còn một lễ hội nữa không kém phần hấp dẫn mà được nhiều du khách biết đến đó là lễ hội Tây Thiên. Nằm cách Hà Nội khoảng 80km, thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, Tây Thiên được biết đến là khu danh thắng đẹp nhất của tỉnh Vĩnh Phúc và là điểm tâm linh linh thiêng.

Đường đi Tây Thiên Tam Đảo


Có nhiều cách để đến với khu danh thắng Tây Thiên tuy nhiên con đường quen thuộc nhất đối với những du khách ở Hà Nội là đi theo quốc lộ 2 đến thị xã Vĩnh Yên rồi rẽ phải theo con đường của khu đô thị. Đi thẳng theo đường đi Tam Đảo, đến ngã ba thì có điểm chỉ rẽ trái đi chùa Tây Thiên, đi thẳng là đi Tam Đảo. Với khoảng cách 80km, đường khá đẹp và dễ đi (lưu ý, đoàn này công an giao thông làm liên tục, bạn nên đi chậm). Đến bến xe chùa Tây Thiên đi thẳng là vào đền Thõng, rẽ phải là sang thiền viện Trúc Lâm.

Các điểm tham quan tại Tây Thiên


Khu danh thắng Tây Thiên khá rộng và có nhiều điểm tham quan kết hợp cả tâm linh và sinh thái. Điểm không thể bỏ qua là Thiền Viện Trúc Lâm, chỉ xe 30 chỗ trở xuống mới lên tới nơi, nếu đi xe to bạn phải đi bộ với quãng đường dốc khoảng 3km. Thực sự quãng đường này là thử thách cho những ai ít đi bộ và leo núi. Tuy nhiên lên tới Thiền Viện Trúc Lâm, bạn sẽ cảm thấy thực sự thoải mái khi gió mát, không khí trong lành cùng với sự yên bình, thư thái. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn xa về các xã cung quanh.
Các ngôi đền, chùa được lễ cầu may là đền Thõng ngay bến xe vào, điểm đầu tiên nằm dưới chân gốc Đa cổ thụ. Kế tiếp du khách có hai sự lựa chọn đi bộ hoặc đi xe điện để lên đến ga cáp treo.
Cả hai phương thức đều có thể xuống lễ tại Đền Cô, Đền Cậu và đi tiếp khoảng gần 1km là Thác Bạc.
Nếu quý khách leo núi tiếp hoặc đi cáp treo sẽ lên tới Đền Thượng và lễ tại chùa Tây Thiên. Với tổng chiều dài nếu nói về đi bộ thì khoảng 7km để lên tới đỉnh núi.


Giá vé tham quan tại khu du lịch Tây Thiên.
Nếu đi xe điện lên ga cáp treo là 20,000 đ/ người/ lượt. Vé cáp treo khứ hồi cho người lớn là 180,000, khứ hồi cho trẻ em là 120,000. vé một chiều cho người lớn là 120,000 và trẻ em là 70,000. Vé tham quan Thác Bạc được cá hộ gia đình thu là 5,000 đ/ vé. Nếu đặt ăn tại nhà hàng sẽ được giảm.

Nhà hàng ăn uống tại Tây Thiên


Tại bãi xe có các nhà hàng, nhà nghỉ mọc lên khá nhiều nhằm phục vụ khách du lịch. atour.com.vn khi đưa khách lên hay ăn tại nhà hàng Vạn Hoa, đồ ăn khá ngon, phục vụ nhanh. Số điện thoại nhà hàng Vạn Hoa: 0978 881 110
Ngoài ra nếu du khách có nhu cầu ăn tại Thác Bạc có nhà hàng Quảng Dung: 0125 7848 722, ăn khá ngon và rẻ.

Những lưu ý khi đi du lịch Tây Thiên


- Trẻ em không nên cho chơi ở khu thác bạc, đã có nhiều trường hợp ngã và chết đuối tại đây
- Tránh các trò chơi lừa bịp tại dọc đường đi lên chùa Tây Thiên
- Ăn xin và móc túi rất nhiều, nên bảo quản tài sản và tiền bạc
- Vào chùa, đền ăn mặc lịch sự, không nói to

Kinh nghiệm xương máu du lịch Tây Thiên Tam Đảo

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn kinh nghiệm đi Tây Thiên Tam Đảm bạn cần biết

Du lịch Tây Thiên khi nào

Danh thắng Tây Thiên – Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội hơn 70km nên chúng ta có thể trong 1 hoặc 2 ngày rất thích hợp đi vào dịp cuối tuần. Chúng ta có thể lên Tây Thiên vào tất cả các mùa, mỗi một mùa đều có 1 điều thú vị khác nhau.

- Mùa xuân: là mùa lễ hội, cầu may, cầu tài lộc đầu năm, rất nhiều các tín đồ, tăng ni phật tử , khách thập phương hội tụ về Tây Thiên để cầu may mắn, tài lộc. Đến với Tây Thiên vào dịp này bạn ngoài việc cầu may, cầu tài lộc, may mắn các bạn còn có thể hòa mình vào không khí lễ hội đầu xuân nơi đây với rất nhiều những hoạt động văn hóa đặc trưng.

- Mùa hè: là mùa nghỉ ngơi của người Việt Nam, thời điểm thích hợp để đi du lịch, vào dịp cuối hè sau khi đã tham gia nhiều chương trình tham quan du lịch biển, dài ngày thì đây là lúc lên Tây Thiên để tận hưởng cảm giác thanh bình cùng tĩnh tâm với không khí thanh bình của nơi thánh địa bậc nhất của đạo Phật và cùng dự lễ sám hối tại thiền viện trúc lâm Tây Thiên để có một tâm lý thoải mái nhanh chóng bắt nhịp lại với công việc thường ngày.

- Mùa thu và mùa đông: đây là lúc công việc khá gấp rút cho việc tổng kết cuối năm và cũng là lúc thời tiết đã se lạnh , không còn gì thích hợp hơn khi mà có thể dành 1, 2 ngày cuối tuần của mình để lên Tây Thiên hít thở không khí trong lành của núi rừng, cùng thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày, để có thể trở lại làm việc với một năng suất cao nhất.



Đặc Sản Tây Thiên
- Ngọn susu: Tây Thiên khá gần Tam Đảo nên khi tới đây bạn cũng có thể thưởng thức món su su rất ngon. Ngọn su su để xào tỏi, xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng chấm nước mắm ớt, tỏi cũng ngon. Bạn có thể mua su su về làm quà cho bạn bè và người thân, giá của ngọn su su thường dao động từ 10.000 – 15.000 VNĐ 1 kg.


- Gà đồi: chủ yếu là gà thả rông, chạy bộ trên đồi nên thịt rất thơm và chắc có thể được chế biến thành rất nhiều món như: Gà đồi rang muối, gà đồi hầm, gà đồi rang hành mỡ… Ngoài ra còn có món gà đồi bọc đất nướng, nhưng nhiều người đánh giá món gà đồi bọc đất này không được ngon, thịt gà hơi mềm, không săn chắc nhưng được kết hợp từ tinh hoa đất trời nên mùi món gà đồi bọc đất rất thơm.


- Lợn mán: Nếu bạn đi đoàn đông có thể đặt nhà hàng 1 con lợn mán tầm 8kg giá khoảng 300.000đ/kg được chế biến thành nhiều món : hấp, nướng, nấu rượu mận, tiết canh, lòng thì xào hoặc nướng...


Du lịch Tây Thiên thăm gì
Đầu tiên hãy cùng Newway thăm quan khu danh thắng Tây Thiên cổ là trung tâm Phật Giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu từ xa xưa.


- Đền Thỏng, cây Đa chín cội
Việc đầu tiên khi mà các du khách, tín đồ, tăng ni phật tử tới thăm Tây Thiên đó chính là vào thắp hương tại đền Thỏng, là nơi trình diện đầu tiên của những ai lên Tây Thiên ngay trước cổng đền là cây đa chín cội đã trường tồn hàng trăm năm với mảnh đất linh thiên này.




Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
Điểm dừng chân của cuối cùng và cũng là điểm thăm quan chính đó chính là đền Quốc Mẫu Tây Thiên là một trong hai vị Quốc Mẫu của Việt Nam được sắc phong từ thời Hùng Vương dựng nước. Theo truyền thuyết, Quốc Mẫu Tây Thiên có tên thật là Lăng Thị Tiêu, sinh ở thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi còn sống, trong nước có loạn giặc Thục, bà có công chiêu mộ binh sĩ, phò Vương cứu nước, cứu dân. Khi mất, bà lại thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước nên được sắc phong làm Quốc Mẫu.






Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm
Nằm trong hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm Việt Nam, đây là nơi tập tu của các ni sư thiền phái trúc lâm yên tử hành đạo. Điều đặc biệt là hàng ngày lúc 18h00 và 3h30 sáng đều có buổi thiền và nghe các sư cô giảng đạo, các bạn có thể lên đó tập thiền.


- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Nằm cạnh đền Thỏng ( cách khoảng 500m) là đến chân dốc lên thiền viện dài khoảng 2 km (có thể đi bộ hoặc đi xe ôm giá khoảng 10k/ người ). Hiện tại dốc lên Thiền Viện xe 29 chỗ trở xuống có thể leo lên được.
Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.
Đến với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên thì các bạn có thể dự buổi lễ sám hối tại điện chính của thiền viện vào lúc 18h00 hàng ngày . Ngoài ra thiền viện còn có tổ chức các lớp học thiền (7 ngày) cho những ai muốn theo học