Du lịch Chùa Hương 1 ngày Du lịch Tây thiên 1 ngày Du lịch Tràng An Bái Đính 1 ngày Tour du lịch Tây Thiên 1 ngày giá siêu rẻ tại Hà Nội: tháng 12 2016

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Lạc Hồng bàn giao các hạng mục dự án thành phần 2 Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên

Ngày 15/01/2016, tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Công ty CPĐT Lạc Hồng cùng với UBND huyện, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện lễ bàn giao và tiếp nhận ba bên về các hạng mục thuộc dự án thành phần 2 Khu trung tâm Di tích Danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo.



Tham dự buổi lễ bàn giao có ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Xây dựng; kiêm Trưởng ban quản lý dự án, ông Nguyễn Thành Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, ông Trần Quốc Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đình, ông Diệp Xuân Tư - Trưởng ban quản lý Khu di tích danh thắng Tây Thiên; ông Nguyễn Duy Đôn - Phó Tổng Giám đốc Lạc Hồng, đại diện đơn vị tư vấn giám sát cùng các phòng ban chuyên môn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự án thành phần 2 “San nền, đường giao thông, hồ cảnh quan, cây xanh khu trung tâm di tích danh thắng Tây Thiên, huyện Tam Đảo” gồm các hạng mục: San nền, đường dạo, hồ cảnh quan, hệ thống cấp và thoát nước, chòi nghỉ do Công ty CPĐT Lạc Hồng thi công xây dựng.

Tại lễ bàn giao và tiếp nhận ba bên, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá cao về tiến độ, chất lượng các hạng mục xây dựng dự án thành phần 1 và 2 do Lạc Hồng thi công, đã góp phần đẩy nhanh việc hoàn thiện cảnh quan khu vực trung tâm di tích danh thắng Tây Thiên – Tam Đảo, chuẩn bị kịp thời cho mùa Lễ hội Tây Thiên Xuân Bính Thân 2016 sắp đến gần.













Lạc Hồng bàn giao công trình Dự án thành phần 1 Khu Di tích danh thắng Tây Thiên ngày 15/12/2015

Ngày 15/12/2015, Công ty CPĐT Lạc Hồng cùng lãnh đạo Sở Xây dựng, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đã làm Lễ chuyển giao và tiếp nhận công trình Dự án thành phần 1 “San nền, đường trục chính, thoát nước mưa, sân lễ hội khu di tích danh thắng Tây Thiên”.


Khu trung tâm lễ hội Tây Thiên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 với quy mô khoảng 160 ha năm 2009; đến năm 2012 lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 giai đoạn 1 quy mô 48,98 ha; khu hồ Bảo Tháp quy mô 32,56 ha. Toàn bộ khu đất quy hoạch được phân chia thành các khu chức năng theo từng chủ đề chính như: chủ đề lễ hội Tây Thiên; chủ đề Đến với phật; Chủ đề về với Mẫu; chủ đề du lịch nghỉ dưỡng.

Công ty CPĐT Lạc Hồng được tỉnh Vĩnh Phúc tín nhiệm giao việc thực hiện dự án thành phần 1 “San nền, đường trục chính, thoát nước mưa, sân lễ hội khu di tích danh thắng Tây Thiên” trên cơ sở hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

Trong thời gian thi công từ tháng 01/2015 đến 30/11/2015, Công ty CPĐT Lạc Hồng đã triển khai đồng loạt các hạng mục: San nền trong phạm vi diện tích hơn 42.000 m2 và diện tích còn lại bãi đỗ xe bổ sung phía nam cầu Suối Thỏng; san nền phần diện tích hai bên hồ Cảnh quan để trồng cây xanh,... Hạng mục Đường trục chính dài hơn 1.500 km được bê tông nhựa hạt mịn được chia làm hai đoạn: đoạn 1 từ đường tỉnh lộ 302 đến cầu Suối Thỏng, đoạn 2 từ cổng Tam quan đi Đại Bảo tháp Tây Thiên. Hạng mục Sân trước cổng Tam quan được trải bê tông nhựa hạt mịn. Hạng mục Hệ thống thoát nước mưa khu vực hai bên đường trục chính từ tỉnh lộ 302 đến cầu Suối Thỏng.

Các hạng mục làm mới như: lát đá trục dẫn lễ từ cổng Tam quan đến hồ Cảnh quan và lát đá sân lễ hội trung tâm với diện tích gần 32.000 m2 bằng đá xanh đen Thanh Hóa. Nhà vệ sinh tại khu vực gần Đền Thỏng được trang trí tiểu cảnh, cây xanh, đèn sân vườn và bao quanh là hệ thống kè đá kết hợp ngăn lũ,....



Đường dẫn lễ từ cổng Tam quan và sân lễ hội đều được lát đá



Hồ bầu đàn và cột rồng đá trong khuôn viên sân trung tâm lễ hội Tây Thiên

Trong suốt quá trình thi công, Công ty CPĐT Lạc Hồng đã triển khai thực hiện các hạng mục công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Lạc Hồng luôn đảm bảo an toàn lao động; công tác vệ sinh môi trường được quan tâm, không gian cảnh quan khu vực du lịch tâm linh Tây Thiên luôn được giữ gìn gọn gàng sạch sẽ.

Với quyết tâm và sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên Lạc Hồng, công trình Dự án thành phần 1 thuộc Khu Di tích danh thắng Tây Thiên đã hoàn thành, bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng, chuẩn bị phục vụ hiệu quả cho mùa lễ hội Tây Thiên 2016.
Xem thêm: 

Lễ cáo Quốc Mẫu Tây Thiên trước ngày khai hội sáng 21/3/2016

Lễ cáo Quốc Mẫu Tây Thiên trước ngày khai hội sáng 21/3/2016

Apro là một trong những công ty hàng đầu về đặt tour du lịch lễ hội trong đó tiêu biểu là tour du lịch Tây Thiên giá rẻ tại Hà Nội.

Sáng 21/3/2016, tại Đền Thượng khu danh thắng Tây Thiên, lãnh đạo các cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Lễ cáo dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên trước ngày khai mạc Lễ hội Tây Thiên năm Bính Thân 2016.


Xem thêm: 

Lễ hội khai xuân Tây Thiên 23/3/2016


Dự buổi lễ có bà Hoàng Thị Thúy Lan - Uỷ viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Chu Văn Rỵ - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ; ông Nguyễn Văn Trì - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Tam Đảo cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi các đại biểu đã làm lễ dâng hương tại Đền Trình, chùa Thượng Tây Thiên, tại Đền Thượng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, thay mặt đoàn, ông Lưu Đức Long - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo - Chủ lễ Lễ hội Tây Thiên năm 2016 đã tuyên đọc chúc văn dâng lên Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu cầu cho mưa thuận, gió hoà; cầu cho quốc thái, dân an và nguyện chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo nói riêng ngày càng phồn vinh, giàu mạnh.

Lễ cáo tại đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là hoạt động theo thông lệ hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc để trình báo lên Quốc Mẫu việc tổ chức Lễ hội Tây Thiên tại khu danh thắng Tây Thiên, Tam Đảo.

Năm nay, Lễ hội Tây Thiên được tổ chức từ ngày 21/3- 23/3/2016(tức 13/2 - 15/2 âm lịch). Các nghi thức trong Lễ hội Tây Thiên mang những nét độc đáo riêng, phần Lễ gồm: Lễ cáo, lễ tạ, lễ rước và lễ dâng hương để đồng bào các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc cùng du khách thập phương về lễ Phật, lễ Mẫu, bày tỏ lòng thành kính trước công đức của Quốc Mẫu Tây Thiên với quê hương đất nước.

Phần hội Tây Thiên sẽ có các trò chơi, trò diễn của cư dân nông nghiệp lúa nước từ buổi đầu sơ khai thời các Vua Hùng dựng nước, gắn với các hoạt động thể thao truyền thống, hiện đại. Đặc biệt là các làn điệu dân ca của người Kinh và người dân tộc Sán Dìu định cư ở chân núi Tam Đảo. Những lời ca, tiếng hát hòa cùng nhạc cụ truyền thống thể hiện sinh động đời sống tinh thần của nhân dân, ca ngợi công lao Quốc Mẫu Tây Thiên, tình yêu đôi lứa, tình yêu Tổ quốc và không khí hăng say lao động sản xuất...

Captreotaythien.vn xin gửi tới quý bạn đọc một số hình ảnh Lễ cáo trước ngày khai hội Tây Thiên 2016:

















Lễ hội khai xuân Tây Thiên 23/3/2016

Sáng ngày 23/3/2016 (tức ngày 15/2 âm lịch), tại khu danh thắng Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức Lễ Khai hội Tây Thiên xuân Bính thân. Đây là một lễ hội lớn của miền Bắc, đã thu hàng vạn người dân bản địa và du khách thập phương tham dự.


Bài trước:

Đêm hội Hoa Đăng Tây Thiên


Lễ hội Tây Thiên được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn của Quốc mẫu Lăng thị Tiêu – Chính vương phi của Hùng chiêu vương thứ VII. Bà đã có công giúp vua chiêu binh mãi tướng, luyện tập quân sĩ, đánh đuổi quân giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn. Bà đã dạy dân trồng lúa, chăn tằm dệt vải trong buổi bình minh của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Bà không màng ranh lợi mà đã trở về quê hương và “hóa” tại đây.

Di tích thờ Bà tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1991. Trong những năm qua, khu di tích luôn được trùng tù, tôn tạo và xây dựng ngày càng khang trang, bề thế nhằm tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh, đồng bộ và là một trung tâm lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa địa phương riêng biệt. Theo đó, cuối năm 2015 vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định khu danh thắng Tây Thiên là Di tích quốc gia đặc biệt.

Lễ hội Tây Thiên hàng năm đã trở thành nét đẹp truyền thống tốt đẹp và đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân. Cùng với những nghi thức truyền thống lâu đời, Lễ hội Tây Thiên xuân Bính Thân năm nay cũng diễn ra các hoạt động Lễ rước – Lễ tế - Lễ dâng hương. Đặc biệt là Lễ rước Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt từ Đền Thõng lên đến đến Thượng (đền chính thờ Quốc mẫu Tây Thiên).

Bên cạnh đó phần hội cũng được tổ chức sôi động trong 3 ngày từ ngày 15/2 đến ngày 17/2 âm lịch; Lễ hội hoa đăng, các trò chơi dân gian, trò diễn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ buổi đầu sơ khai thời các Vua Hùng dựng nước, gắn với các làn điệu dân ca của người Việt và người dân tộc Sán Dìu định cư ở chân núi Tam Đảo; các môn thể thao truyền thống như đấu vật, các hoạt động thi bóng truyền, bóng đá của tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút hàng ngàn du khách tham dựcổ vũ.

Một số hình ảnh lễ hội Tây Thiên 2016.






Đến với dịch vụ đặt tour du lịch Tây Thiên tại Hà Nội của Apro để cho bạn có được một trong những dịch vụ tốt nhất hiện nay. đảm bảo chất lượng tốt nhất

Đêm hội Hoa Đăng Tây Thiên

Bài trước: 

Hơn 2000 người dự Đại lễ Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên


Đêm hội Hoa đăng là một trong những hoạt động chào mừng Lễ hội Tây Thiên - Xuân Bính Thân 2016 và nhân dịp khu danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo đón nhận Bằng Di tích Quốc gia Đặc biệt.



Lễ hội Hoa đăng là một nét đẹp văn hóa tâm linh, là một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn của người Việt nam, vừa cầu nguyện cho quốc thái dân an, nhân loại hạnh phúc, đất nước phồn vinh và nhân dân an lạc.

Sự kiện này cũng thể hiện sự hài hòa, nét đặc sắc tín ngưỡng Phật - Mẫu trong văn hóa tâm linh Tây Thiên - Tam Đảo, cũng là dịp để thực hành truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng “cội đạo - nền nhân”.

Hàng ngàn ngọn hoa đăng được truyền từ Quý Thầy đến với phật tử tham dự như ánh sáng truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau chân lý gói trọn những ước nguyện chí thành tha thiết của mỗi người. Thắp sáng ngọn đèn trên tay, thắp sáng lên tâm niệm tốt đẹp để cầu nguyện những điều an lành cho xã hội, cho gia đình và hồi hướng tới pháp giới hữu tình.

Với ý nghĩa như vậy nên người tham dự Lễ hội Hoa đăng thành tâm rất có công đức và lợi lạc và là hoạt động thu hút được nhiều người dân địa phương cũng như du khách thập phương về dự Lễ hội Tây Thiên 2016

Apro.vn xin giới thiệu tới quý độc giả hình ảnh đêm hội Hoa đăng Tây Thiên 2016:

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Apro giới thiệu đến bạn Lễ Phật Đản tại Tây Thiên

Du lịch Tây Thiên 1 ngày tại Apro xin chia sẻ đến bạn lễ Phật Đản tại Tây Thiên - Ngày lễ Phật Đản hướng con người đến chân – thiện – mỹ. Tránh xa cái ác, làm điều thiện có ích cho cuộc sống.



Ngày này, Phật tử khắp nơi dâng hương, tặng hoa, nghe thuyết giảng để vinh danh Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và thực hành ăn chay, giữ ngũ giới, làm việc từ thiện, tặng quà... với nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh, kém may mắn trong cộng đồng.

Đối với người Việt Nam, đặc biệt là người theo đạo Phật, vào ngày Phật Đản, không ai sát sinh. Ngày đó, tất cả mọi người đều ăn chay và từ những ngày trước đó, nhiều người bắt đầu phóng sinh (thả cá, thả chim). Để thực hành từ bi trong ngày này, người ta sẽ không trừng phạt mà tha thứ, không sát sinh mà lại phóng sinh.

Những năm gần đây, ngày lễ Phật Đản được coi là một lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn của người dân trên mọi miền đất nước. Nhiều người hay gọi ngày Phật Đản là “Mùa Phật Đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Tháng 4 âm lịch này là mùa Phật đản, rất lợi ích cho việc tích luỹ công đức và trí tuệ vì những công đức mà bạn tích luỹ qua việc thực hành Phật Pháp, làm các thiện hạnh, bố thí cúng dường, ăn chay... sẽ tăng gấp 100 ngàn lần so với những ngày thường khác.

Đây là thắng duyên để chúng ta cùng nhau tu tập, ăn chay làm thiện… hồi hướng công đức cho sự an lạc, cát tường, thành tựu giác ngộ của mình, thân bằng quyến thuộc và tất cả chúng sinh.
Xem thêm:

Hơn 2000 người dự Đại lễ Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên



THÔNG BẠCH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

Đại Lễ Kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sinh sẽ được Chư Ni Tây Thiên tổ chức vào ngày Chủ Nhật - 15/05/2016 DL (tức ngày 09/04/2016 ÂL) tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)

Buổi Sáng:

8h: Đại chúng vân tập-Dẫn nhập chương trình
- Trống mừng Phật đản
- Rước lục cúng, dâng hương, Lễ Phật, sám hối
- Diễn văn tri ân Đức Bản Sư nhân ngày đản sinh
- Đại chúng lễ 21 lễ xá lợi
- Thỉnh Thầy giáo thọ giảng pháp ý nghĩa ngày Đức Phật đản sinh
- Vũ điệu Thiên Long mừng Phật đản
- Đại chúng lần lượt lên tắm Phật
- Tụng kinh Thi kệ cuộc đời đức Phật.

Buổi Chiều:

- 13h30: Khóa lễ cúng dàng hỏa tịnh
- 14h: Vũ điệu ngũ trí Như Lai
- 14h 30: Rót đồng đúc tôn tượng Đức Bản Sư
- 15h30: Hồi hướng - Hoàn mãn.
- 16h: Chương trình Quy Y Tam Bảo dành cho những Phật tử có nguyện vọng thụ Tam quy Ngũ giới

Hơn 2000 người dự Đại lễ Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên

Apro xin chia sẻ đến quý khách yêu thích du lịch Tây Thiên sự kiện khánh thành ại lễ Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, đây chắc chắn sẽ là sự kiện được nhiều người yêu thích du lịch Tây Thiên cũng như những người hướng đạo. bạn có thể xem tour du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc 1 ngày
Ngày 15/5/2016, tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, các ni sư chùa Tây Thiên Phù Nghì đã tổ chức Đại lễ mừng ngày Đức Phật đản sinh 2016 - PL 2560 với hơn 2000 phật tử khắp nơi vân tập về tham dự.



Có thể bạn chưa biết: 

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên đón đoàn khảo sát năm 2016

Đại lễ Phật đản 2016 - Phật lịch 2560 kỷ niệm ngày đản sinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là năm có nhiều sự kiện lớn như: kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2016). Đặc biệt là đúng dịp Phật tử và đồng bào cả nước hân hoan chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Tại Đại lễ Phật đản, các phật tử được nghe sư thầy Bảo Tâm và Thanh Tịnh thuyết pháp, giảng dạy điều hay lẽ phải hướng con người đến lẽ sống tốt đẹp. Hàng nghìn tăng ni, phật tử đã được chứng kiến màn trống chào mừng ngày Phật đản, vũ điệu Thiên Long mừng Phật Đản, thực hiện nghi lễ rước lục cúng, dâng hương, tắm Phật, cầu hòa bình, an lành, hạnh phúc cho toàn dân tộc.

Chiều cùng ngày, các phật tử được chiêm ngưỡng Vũ điệu ngũ trí Như Lai và cùng tham dự khóa lễ rót đồng đúc tượng Đức Bản Sư.

Đại lễ Phật đản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng, ni và phật tử, nhắc nhở, khích lệ những người con Phật hãy nỗ lực trong tu tập pháp hành, điều ngự thân, khẩu, ý để hòa nhập với mọi người trong tình thương yêu.
Hãy đến với du lịch Apro để có được một chuyến đi Tây Thiên giá rẻ nhất hiện nay, tour du lịch Tây Thiên 1 ngày sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khu du lịch tại đây.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên đón đoàn khảo sát năm 2016

Khu du lịch Tây Thiên là một trong những địa điểm tham quan mà được rất nhiều khách hàng yêu thích chùa chiền lựa chọn, trong đó có nhiều đoàn khách khảo sát đến tham quan du lịch Vĩnh Phúc.
Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc để đưa bạn đến chốn thanh tịnh, cầu may cầu những điều tốt đẹp nhất đến với những người thân của bạn và bạn bè bạn.

Trong 2 ngày (30/8 - 31/8/2016), Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát điểm đến du lịch Vĩnh Phúc với sự tham gia của 16 trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và đại diện các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Phúc.



Đoàn khảo sát chụp ảnh kỷ niệm tại Đền Thượng Tây Thiên
Xem thêm: 

Thắng cảnh Tây Thiên và những địa điểm tiêu biểu cho khách tham quan


Năm 2016, Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn Khu di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên và FLC Resort Vĩnh Thịnh làm điểm khảo sát.

Tây Thiên là một quần thể di tích, lịch sử văn hóa nổi tiếng bao gồm nhiều hệ thống đền chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh các ngôi đình chùa nổi tiếng như Đền Thượng, đền Cậu, đền Cô, đền Thần,... rất linh thiêng, Tây Thiên còn là nơi phong cảnh hữu tình, núi rừng kỳ vĩ tạo nên khung cảnh ngoạn mục để du khách khám phá, tham quan.

Chiều ngày 30/8/2016, đoàn đã đikhảo sát các điểm đến tại Tây Thiên như: Đền Thỏng, Đền Thượng, Đền Thần, hệ thống cáp treo,Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên và những món ăn ẩm thực đặc trưng. Các thành viên trong đoàn đã đưa ra nhiều đánh giá và nhận xét tích cực về dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, không khí trong lành, về những giá trị văn hóa - tâm linh mà hệ thống đền, chùa mang lại cũng như về sự nhiệt tình của các cán bộ nhân viên phục vụ tại Khu danh thắng di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên.

Có thể bạn sẽ quan tâm:



Ông Thạch Bích Thân - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (đứng thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh kỷ niệm cùng CBNV cáp treo Tây Thiên

Chương trình đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các đoàn khảo sát về các điểm đến du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc xúc tiến, quảng bá những hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, thúc đẩy chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, qua đó tạo dựng được thương hiệu du lịch riêng cho Vĩnh Phúc.

Thắng cảnh Tây Thiên và những địa điểm tiêu biểu cho khách tham quan

Cùng Apro travel chia sẻ đến bạn những điều cần biết khi đi du lịch Tây Thiên, đảm bảo cho bạn một chuyến đi với nhiều điều thú vị, chùa Tây Thiên và tour du lịch Tây Thiên rất thích hợp với những người yêu thích văn hóa thờ cúng, cầu duyên, cầu may tại các chùa... Đến với tour du lịch Tây Thiên bạn sẽ đến với dịch vụ chuyên nghiệp, lịch trình cụ thể thú vị để bạn có được sự trải nghiệm đầy thú vị

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Có đôi câu đối ở đây đã viết rằng:

“Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng

Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp”.

Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên là một sự Đến hay Trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi Cổ tự, Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thủy. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xóa như dải ngân hàng vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình.

Từ xa, du khách đã nhìn thấy Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác và là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.

Xem thêm:

công ty du lịch đi Tây Thiên giá rẻ nhất hiện nay


Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên

Nằm phía bên tay trái cổng Tam Quan dẫn vào Khu trung tâm lễ hội là Đại Bảo tháp Tây Thiên - một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa đang dần hoàn thiện để chào đón Phật tử và du khách về thăm quan. Đại Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế ba tầng, cao 37m. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí).



Đại bảo tháp mandala Tây Thiên

Điểm dừng chân tiếp theo của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thỏng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thỏng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Tất cả là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này..



Đền Thỏng (hay còn gọi là Đền Trình)

Qua đền Thỏng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.



Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.



Đền Cô bé

Men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất từ đền Cô sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.



Tịnh thất Tây Thiên

Tây Thiên miền đất thiêng, nơi giao hòa giữa đạo Mẫu và đạo Phật; nơi đây thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – Bà là Vương phi của Vua Hùng Vương thứ 7. Bà đã cùng Vua hùng mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình trịnh trị. Với những công lao đó Bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ chính tại Đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Sau khi mất bà vẫn thường hiển linh giúp các đời vua Hùng sau giữ nước, vì thế Bà đã được suy tôn danh hiệu “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương – Thượng Đẳng Phúc Thần”. Bên cạnh Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là những ngôi đền các vị mẫu thần cai quản trời, đất, núi, rừng như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Thoải, Mẫu Thượng Địa và Mẫu Thượng Ngàn



Đền Thượng thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu



Đền Cô Chín



Tam Tòa Thánh Mẫu



Đền Mẫu Thượng Hoàng Thiên



Chùa Thượng Tây Thiên



Đền Quan



Khu mộ cổ Thiền Sư

Đến với Tây Thiên, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng Tam Đảo, được tận hưởng bầu không khí trong lành, được thưởng thức một bản nhạc được phối bởi tiếng nước róc rách, tiếng chim hót líu lo …



Thác bạc Tây Thiên

Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có cảnh quan sơn thủy hữu tình, địa thế “long chầu, hổ phục”… đã biến Tây Thiên thành điểm du lịch tâm linh ít nơi nào sánh kịp. Tây thiên đã và đang được trùng tu tôn tạo hệ thống đền, chùa, thảo am… từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có.

Có thể bạn quan tâm: 

Điểm tham quan trong Tour Chùa Thầy - Chùa Tây Phương 1 ngày

công ty du lịch đi Tây Thiên giá rẻ nhất hiện nay

Apro Travel là một trong những công ty du lịch đi Tây Thiên giá rẻ nhất hiện nay, bạn có thể có được một dịch vụ đặt tour trọn gói đi Tây Thiên với nhiều ưu đãi hấp dẫn, có HDV du lịch chuyên nghiệp, kiến thức hiểu biết về chùa cũng như về những nơi bạn đến. tài xế lái xe nhiệt tình, kinh nghiệm và trách nhiệm cho bạn có chuyến đi an toàn.

Chùa Thầy hay còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: “Thiên Phúc Tự”. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.

Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc tự. Chùa không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương còn là nơi tập trung những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng.

Làng cổ Đường Lâm hấp dẫn bởi những con đường gạch, những bức tường Đá Ong độc đáo, giếng nước sân đình, những ngôi chùa uy nghi. Hơn thế nữa, đây còn là mảnh đất 2 Vua, với 2 ngôi đền thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền.



LỊCH TRÌNH TOUR CHÙA THẦY – CHÙA TÂY PHƯƠNG – LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

06h00: Xe của Công ty Khát Vọng Việt đón Quý khách rời Hà Nội đi Hà Tây điểm tham quan đầu tiên của Quý khách là Chùa Thầy – đây là ngôi chùa cổ một trong những danh thắng nổi tiếng của xứ Đoài – Chùa thờ Từ Đào Hạnh một vị thiền sư nổi tiếng gắn với những truyền thuyết kỳ bí là ông Tổ của nghệ thuật Rối Nước của Việt Nam.

Trong chùa hiện nay còn có quả chuông đồng cổ được đúc từ đời nhà Lý. Ngoài ra hai bên hành lang còn đặt 18 bức tượng La Hán – hệ thống tượng rất nổi tiếng của Chùa Miền bắc.

Sau khi viếng chùa Quý khách tham gia thám hiểm các hang động xung quanh chùa như: Hang Phật Tích, Hang Cắc Cớ ….

Quý khách tiếp tục thăm quan Chùa Tây Phương – một trong những ngôi chùa đẹp đã từng được nhắc tới trong bài thơ “Các vị La Hán Chùa Tây Phương” của Huy Cận.

Xe đưa Quý khách tới Làng Cổ Đường Lâm Quý khách dùng cơm và nghỉ ngơi tại nhà cổ.

14h00: Đoàn ghé thăm Chùa Mía hay còn gọi là “Sùng Nghiêm Tự” thăm quan : Gác Chuông, Cây đa trăm tuổi tán lá xum xuê tạo cho cảnh chùa sự mát mẻ và Linh thiêng, Toà Bảo Tháp Cửu phẩm liên Hoa cao 13m thờ vọng Xá Lợi Đức Phật.

Hướng dẫn viên đưa Quý khách tiếp tục đi thăm quan một số cảnh quan tại Làng Cổ Đường Lâm: Đình Mông Phụ, nhà cổ trăm năm tuổi.

17h00: Quý khách ra xe về Hà Nội đến điểm hẹn ban đầu kết thúc chương trình.

Điểm tham quan trong Tour Chùa Thầy - Chùa Tây Phương 1 ngày

Apro Travel xin chia sẻ đến bạn tour du lịch chùa Tây Phương cùng với các địa điểm cầu bình an vào những ngày cuối năm hoặc đầu năm. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn dịch vụ đặt tour du lịch lễ hội chùa Tây Thiên giá rẻ nhất hiện nay để bạn có được một chuyến đi tiết kiệm chi phí chi tiêu nhất hiện nay


Sau đây là những địa điểm tham quan trong tour du lịch Tây Thiên.

1. Chùa Thầy


Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây là một ngôi chùa gắn liền với tên tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học và chữa bệnh cho dân, đồng thời cũng là người tổ chức, sáng lập ra môn đá cầu, đánh vật và múa rối nước.

Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.

Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.

Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.

Phía dưới là tượng thiền sư nhập định trên tòa sen vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoác áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của tòa bảo điện là tượng toàn thân của thiền sư. Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song là tượng thiền sư đã hóa kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng.

Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống.

Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh bắt đầu con đường tu hành của mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ. Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải dò từng bước một và phải vịn vào nhau . Đi ngược lên phía trên là đến đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bò âm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.

Ngoài ra, du khách sẽ thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này.

Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Đang vào mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội đông vui, sôi nổi.

2. Chùa Tây Phương:


Nằm cách trung tâm Hà Nội gần 40km về phía Tây, chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá; Thạch Thất (Hà Nội) tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu. Đây là ngôi chùa cổ vào bậc nhất ở nước ta với nhiều tượng phật đặc biệt quý hiếm.

Chỉ chưa đầy một giờ chạy xe từ trung tâm Hà Nội, chúng tôi đã có mặt ở cổng chùa. Khác với không khí náo nhiệt ngày hội chính, chùa Tây Phương bình yên đến tĩnh lặng trong ngày thường. Cũng với 239 bậc đá ong thường nhật nhưng con đường dẫn lên chùa hôm nay như rộng rãi và thơ mộng hơn vì vắng vẻ. Hai bên đường cây cối xanh um tỏa bóng xuống che mát cho du khách đến vãn cảnh chùa. Ở đây, người ta vẫn có thể bắt gặp những loài cây đặc trưng của vùng gò đồi bán sơn địa như cây mây, cây trám, bồ quân, sắn thuyền hay núc nác… Và tre xanh là loài cây không thể vắng bóng bên những bậc đá ong cổ kính dẫn lên ngôi chùa đã ngàn năm tuổi.

Mặc dù là một địa danh nổi tiếng với nhiều du khách trong và ngoài nước, nhưng chùa Tây Phương vẫn giữ cho mình nét đặc trưng không bị "lai căng” như nhiều ngôi chùa hoặc danh lam thắng cảnh khác. Trong lúc những di tích khác như chùa Trăm Gian, chùa Đậu đang bị trùng tu "làm mới” thì thật đáng mừng, chùa Tây Phương vẫn giữ cho mình dáng vẻ tôn nghiêm cổ kính như thưở ban đầu. Bên trong chùa, những pho tượng phật có niên đại nhiều thế kỷ đã làm nên "thương hiệu” cho "Tây Phương cổ tự”. Ngắm những pho tượng nơi đây, chắc hẳn không ai không nhớ đến bài thơ nổi tiếng "Các vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy Cận. Thế giới tượng phật nơi đây vô cùng sinh động, đấy là hình ảnh thu nhỏ của xã hội loài người với đầy đủ "hỉ, nộ, ái, ố” và triết lý nhân sinh của đạo Phật, chùa có lối kiến trúc hình chữ Tam giống như nhiều ngôi chùa khác. Nhưng điều độc đáo ở đây là chùa được xây bằng loại gạch nung không trát vữa nên tạo vẻ đơn sơ thô mộc nhưng vẫn rất tinh tế, đặc biệt những ô cửa sổ tròn mang triết lý "sắc sắc không không”. Mái ngói được thiết kế hai tầng theo kiểu chồng hộp diêm độc đáo cùng những góc đao cong hướng lên trời, nội thất được chạm trổ cầu kỳ và hết sức tinh tế do các nghệ nhân làng mộc Chàng Sơn nổi tiếng vùng này thực hiện. Khuôn viên chùa rộng rãi lại được những tán cây xanh bao phủ, nên luôn tạo ra cho du khách cảm giác bình yên khi trở về đất Phật. Ngay cả trong mùa lễ hội, chùa Tây Phương cũng không xô bồ, ồn ã như nhiều điểm du lịch tâm linh khác.

Người dân nơi đây có câu hát để nhắc nhớ ngày chùa Tây Phương mở hội: Nhớ ngày mùng sáu tháng ba/ Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây…
Đến nơi đây, chúng tôi được thưởng thức đặc sản nổi tiếng của vùng đất này, đó là bánh tẻ Cầu Liêu và chè lam Thạch Xá. Cầu Liêu là chính thôn xóm nơi ngôi chùa cổ này tọa lạc, nhưng còn chè lam chính hiệu Thạch Xá thì phải đi xa hơn. Theo một bà cụ bán hàng trước cổng chùa, muốn có được chè lam thửa đặc biệt thì người mua phải mất công chạy xe đi thêm khoảng mươi phút nữa để tới làng Thạch, ở đấy mới có món chè lam "chính hiệu”. Các sạp hàng quanh chùa Tây Phương cũng bày bán rất nhiều nhưng không phải loại đặc biệt, thậm chí còn không phải là sản phẩm của người dân nghề làng Thạch. Ngoài ra, còn một "đặc sản” khác, đó là những chú chuồn chuồn được làm thủ công bằng chất liệu tre truyền thống. Với đôi tay thoăn thoắt, những người dân sống quanh chùa làm ra những con chuồn chuồn tre màu sắc bắt mắt và có thể đậu thăng bằng trên nhiều vị trí. "Đặc sản” này đã mang hình bóng chùa Tây Phương theo chân nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hãy đến với du lịch Apro để đặt tour du lịch chùa Tây Thiên với mức giá ưu đãi nhất hiện nay cùng với đó là nhiều khuyến mãi hấp dẫn khác từ phía chúng tôi, đảm bảo cho bạn một chuyến đi thật sự vui vẻ và an toàn.
Cùng Apro travel và tour du lịch lễ hội để có thể có được một dịch vụ du lịch an toàn, chất lượng và giá rẻ nhất hiện nay